Cấu trúc nền của da được ví như “khung xương”, đóng vai trò quyết định, chi phối vẻ đẹp của làn da phụ nữ. Da khô, nhăn, sạm, thiếu sức sống chứng tỏ cấu trúc nền đang bị hư tổn. Ngược lại, cấu trúc nền khoẻ mạnh sẽ cho làn da mịn màng, căng sáng, tràn đầy sức sống.
Làn da khoẻ mạnh hay xấu xí là do cấu trúc nền quyết định.
Cấu tạo và vai trò của da
Chiếm 1/6 tổng trọng lượng cơ thể, da là một trong những cơ quan quan trọng, dễ bị tổn thương nhưng lại ít được để tâm chăm sóc. Da bao phủ toàn bộ cơ thể nên vai trò đầu tiên của da là bảo vệ các cơ quan trong cơ thể khỏi các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài như chống thấm và thoát nước, chống tác hại của tia tử ngoại.
Ngoài chức năng bảo vệ, da còn có vai trò điều hoà nhiệt độ cho cơ thể thông qua tuyến mồ hôi và mạch máu trong lớp hạ bì; nhận biết các kích thích từ môi trường ngoài nhờ thụ cảm và dây thần kinh ở lớp bì; tham gia hoạt động bài tiết nhờ tuyết mồ hôi.
Với phụ nữ da còn có vai trò rất quan trọng là tạo vẻ đẹp. Da là một trong 3 yếu tố tạo nên nhan sắc của người phụ nữ, bên cạnh vóc dáng và mái tóc. Một làn da khoẻ, săn chắc, tươi tắn giúp chị em tự tin và toả sáng.
Cấu tạo của da gồm 3 lớp chính.
Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp thượng bì (biểu bì) nằm trên cùng, lớp bì (lớp trung bì) nằm giữa và lớp hạ bì chứa mỡ.
Lớp thượng bì là lớp da bên ngoài cùng mà chúng ta có thể chạm vào và quan sát bằng mắt thường, gồm tầng sừng và lớp tế bào sống. Tầng sừng là những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít vào nhau và dễ bong ra. Lớp tế bào sống nằm dưới lớp sừng có chứa sắc tố tạo nên màu da.
Lớp bì hay còn gọi là lớp trung bì là vùng dày nhất của da, được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, gồm sợi keo (elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi (chính là collagen). Lớp bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như nuôi dưỡng lớp ngoài cùng. Lớp bì cũng chính là lớp quyết định độ đàn hồi và khoẻ mạnh của làn da.
Lớp hạ bì hay còn gọi là lớp mỡ dưới da nằm trong cùng, có vai trò cách nhiệt cho cơ thể. Lớp này gồm các tế bào mỡ, các sợi collagen, và mạch máu.
Cấu trúc nền của da là gì?
Cấu trúc nền (tiếng Anh là extracellular matrix) là kết cấu quan trọng nhất của da, nằm ở lớp bì. Cấu trúc nền gồm các protein dạng sợi (elastin, collagen, laminin, fibronectin) và các phân tử giữ nước proteoglycans.
Sợi collagen hay còn gọi là sợi keo, sợi hồ là chất liệu chính của cấu trúc nền. Collagen tạo nên sự săn chắc, bền vững của da, chống lại các sang chấn bên ngoài, bảo vệ các bộ phận bên trong. Collagen cũng là nơi nuôi sống các tế bào mới, giúp tái tạo da và nhanh lành vết thương.
Sợi elastin hay còn gọi là sợi chun, sợi đàn hồi, là những sợi mỏng, lượn sóng hoặc thành từng đoạn, có tác dụng giúp da co giãn, đàn hồi, không bị chảy xệ.
Collagen và elastin là hai yếu tố quyết định sự đàn hồi của da, giúp định hình hình dáng, độ săn chắc và mềm mại cho khuôn mặt. Độ đàn hồi là khả năng trở lại hình dạng ban đầu của da gần như ngay lập tức sau khi bị kéo căng. Với phụ nữ, độ đàn hồi chính là chỉ số cho thấy mức độ trẻ hoá của làn da.
Cấu trúc nền là kết cấu dày nhất và quan trọng nhất của da.
Vai trò của cấu trúc nền với vẻ đẹp làn da
Cấu trúc nền chính là bộ khung của da, là yếu tố quyết định vẻ đẹp của làn da. Da mềm mại, căng sáng hay nhăn nheo, thiếu sức sống đều do cấu trúc nền quy định. Các protein dạng sợi elastin, collagen, laminin và fibronectin tạo nên sự săn chắc, đàn hồi cho da, trong khi các phân tử proteoglycans có khả năng giữ nước và dưỡng ẩm cho da.
Cấu trúc nền khoẻ mạnh chứa elastin và collagen dồi dào sẽ cho làn da tươi tắn, mềm mịn, căng tràn đầy sức sống. Cấu trúc nền bị hư tổn, thiếu hụt các protein dạng sợi và proteoglycans sẽ khiến da nhăn nheo, sạm nám, nhợt nhạt thiếu sức sống.
Những yếu tố làm tổn thương cấu trúc nền
Da là bộ phận bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên rất dễ bị tổn thương. Dù cấu trúc nền nằm ở lớp bì, bên trong lớp thượng bì nhưng vẫn dễ bị hư tổn do các tác động xấu từ bên ngoài.
Trong các loại tia UV thì tia UVA là kẻ thù số 1 của da bởi nó có thể thâm nhập sâu vào trong da, tàn phá mọi lớp da, bao gồm cả cấu trúc nền.
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời: Tia UV hay tia cực tím, tia tử ngoại là kẻ thù nguy hiểm nhất của làn da phụ nữ. Các tia UV có thể tấn công da, làm tổn thương cấu trúc nền ngay cả khi ở trong bóng râm. Khi tia UV chiếu vào da sẽ kích thích tế bào sừng và nguyên bào sợi sản sinh men phá hoại cấu trúc nền có tên gọi là matrix metalloproteinases (MMPs).
MMPs làm các sợi elastin, collagen, laminin và fibronectin đứt đoạn, teo nhỏ hoặc cuộn lại thành các khối bất thường khiến da nhăn nheo, chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn. MMPs đồng thời ức chế sự sản sinh collagen, elastin khiến cấu trúc nền bị tổn thương không thể hồi phục.
Tuổi tác: cấu trúc nền cũng có thể bị tổn thương trong quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Càng lớn tuổi, nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen càng suy giảm mạnh, dẫn đến một loạt các rối loạn, trong đó có rối loạn tuần hoàn máu. Điều này khiến da thiếu dinh dưỡng, làm chậm quá trình sản sinh tế bào mới, elastin và collagen cũng giảm khiến tình trạng da ngày càng xấu đi.
Các yếu tố độc hại từ môi trường như khói thuốc lá, bụi mịn, hoá chất từ mỹ phẩm khi xâm nhập vào da sẽ sản sinh ra các chất trung gian độc hại (ROS). ROS kích thích hoạt động của MMPs làm cấu trúc nền suy yếu.
Áp lực tâm lý: căng thẳng kéo dài cũng khiến cấu trúc nền bị hư tổn. Bởi khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone gây stress là cortisol. Cortisol có thể phá vỡ cấu trúc protein dạng sợi, khiến da nhăn nheo, xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Như vậy, trong các phần cấu tạo cấu trúc nền của da, collagen được đánh giá có vai trò quan trọng với da bởi collagen chiếm đến 70% cấu trúc của da.
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein cứng, không hoà tan, được tìm thấy trong cơ thể người và động vật có vú. Đây là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể, chiếm 25-35% lượng protein trong toàn bộ cơ thể. Collagen là thành phần chính của da, gân, sụn khớp và xương. Ngoài ra, collagen cũng được tìm thấy trong giác mạc của mắt, mạch máu, niêm mạc ruột, răng và móng tay.
Các chuỗi axit amin (amino acids chain) xoắn vào nhau tạo thành các phân tử collagen (molecule), các phân tử collagen tạo thành sợi collagen nhỏ (fibril), nhiều fibrils tạo thành sợi collagen (fiber).
Cấu trúc của collagen là một chuỗi xoắn ba được xây dựng từ ba chuỗi axit amin, tạo thành các sợi dài, mảnh và bền vững. Các sợi collagen đan quyện vào nhau tạo thành mạng collagen. Mạng collagen chính là cấu trúc nền của da, phân bổ chủ yếu ở lớp bì.
Theo Tạp chí khoa học Science Direct, cho đến nay đã có 28 loại collagen khác nhau được tìm thấy trong cơ thể người và động vật có vú. Trong đó, gần 90% collagen trong cơ thể người là loại I được tìm thấy ở da, gân, mạch máu và các cơ quan khác.
Collagen sản xuất ở đâu?
Rất nhiều tế bào trong cơ thể tham gia vào quá trình tạo ra collagen. Trong đó quan trọng nhất là các tế bào sợi có tên là fibroblasts. Đây là các tế bào chuyên biệt có chức năng chính là tổng hợp collagen. Các tế bào sử dụng 3 axit amin: glycine, proline, và hydroxyproline để tạo ra chuỗi xoắn ba - cấu trúc đặc trưng của collagen.
Lượng collagen tự nhiên trong cơ thể giảm dần sau tuổi 25 khiến da xuất hiện các nếp nhăn.
Cơ thể con người sản xuất ra collagen một cách tự nhiên. Lượng collagen dồi dào khi còn trẻ nhưng bước qua tuổi 25, quá trình tổng hợp collagen bắt đầu chậm dần. Lượng collagen bắt đầu giảm mạnh khi phụ nữ bước qua thời kỳ mãn kinh. Collagen cũng suy giảm do tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài như tia cực tím, khói thuốc lá, ăn nhiều đường.
Sự sụt giảm collagen khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn và chảy xệ. Sự suy giảm collagen trong cơ thể người là quá trình tự nhiên, không có cách nào ngăn chặn.
Vai trò của collagen với cơ thể
Collagen là một loại protein cực kỳ quan trọng của cơ thể. Collagen là thành phần chính của các mô liên kết, cấu thành một số bộ phận trên cơ thể như gân, dây chằng, cơ bắp và da. Thiếu collagen, cơ thể con người không thể gắn kết thành một thể hoàn chỉnh mà sẽ chỉ là các bộ phận rời rạc.
Collagen chiếm 70% cấu trúc của da, là thành tố quyết định vẻ đẹp của làn da.
Chức năng chính của collagen trong cơ thể là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau, tạo nên cấu trúc cho da và củng cố sự bền vững của xương.
Collagen được tìm thấy nhiều ở da, gân, sụn khớp và xương. Trong đó:
-
Collagen chiếm đến 70% cấu trúc của da. Các sợi collagen tạo thành mạng lưới, là bệ đỡ cho elastin (sợi đàn hồi) và axit hyaluronic giữ độ ẩm cho da.
-
Gân là các mô liên kết mạnh mẽ nối các cơ với xương. Gân có vai trò truyền lực và chịu lực căng trong quá trình co cơ. 85% cấu trúc của gân là collagen loại I.
-
Sụn khớp là lớp mô liên kết mềm dẻo bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp quá trình vận động dễ dàng hơn. Thành phần chính của sụn khớp là collagen (chiếm 70%) và proteoglycans. Trong khi collagen chịu trách nhiệm về cấu trúc và sức mạnh của sụn thì proteoglycans đóng vai trò là chất bôi trơn cho khớp.
-
Xương: chiếm đến 90% khối lượng xương, collagen cung cấp khung cấu trúc để canxi và các khoáng chất khác neo đậu. Các sợi collagen cũng tăng tính linh hoạt của xương.
Cơ thể chúng ta tự tổng hợp collagen một cách tự nhiên từ các axit amin. Tuy nhiên, quá trình tổng hợp này bắt đầu chậm dần sau khi chúng ta bước qua tuổi 25. Theo các nghiên cứu, lượng collagen trong cơ thể con người khi 30 tuổi chỉ bằng 50% lượng collagen của tuổi 18. Sự suy giảm collagen là quá trình tự nhiên, không có cách nào ngăn chặn. Để bù đắp lượng collagen thiếu hụt trong cơ thể, cách tốt nhất là bổ sung collagen từ bên ngoài bằng thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.
Ứng dụng collagen trong làm đẹp da
Bổ sung collagen cho da là một liệu pháp làm đẹp đã được ứng dụng từ lâu đời. Trước đây, khi chưa có phương pháp chiết xuất collagen, người ta thưởng bổ sung collagen cho da bằng cách ăn các thực phẩm chứa nhiều collagen như da cá, thịt gà, lòng trắng trứng, nước hầm xương. Lượng collagen hấp thụ được không nhiều nhưng vẫn có tác dụng nhất định.
The Collagen ++ là thực phẩm chức năng bổ sung collagen được chiết xuất từ cá biển sâu, giúp làm đẹp da, chống lão hoá.
Ngày nay, nhờ ứng dụng công nghệ thuỷ phân hiện đại, người ta có thể chiết xuất collagen tinh khiết từ cá biển sâu, từ gà, từ da bò. Thực phẩm chức năng bổ sung collagen trở thành phương pháp làm đẹp từ bên trong rất được ưa chuộng trên thế giới.
Phương pháp làm đẹp bằng collagen đã được chứng minh hiệu quả bằng các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu của Trường Đại học Kiel (Đức) công bố năm 2014 cho thấy tiêu thụ collagen giúp cải thiện vẻ đẹp làn da rõ rệt. Cụ thể, những phụ nữ sử dụng 2,5-5 gam collagen mỗi ngày trong vòng 8 tuần liên tiếp có sự cải thiện rõ rệt về độ đàn hồi của da so với những người không dùng collagen.
Nghiên cứu công bố năm 2018 của Trường Đại học Brigham Young (Mỹ) chỉ ra rằng sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung collagen giúp cải thiện da và tăng lượng collagen tự nhiên trong cơ thể. Cụ thể, những phụ nữ sử dụng 1 gam collagen mỗi ngày trong vòng 12 tuần giúp giảm 76% tình trạng khô da, giảm 12% nếp nhăn, tăng hàm lượng collagen trong cơ thể lên 6%.
Bài viết tham khảo của các nguồn tri thức về sức khỏe uy tín:
Healthline
Medicalnewstoday
Livescience
Xem thêm:
Collagen là gì? Vai trò của collagen trong cơ thể
The Collagen ++ công thức vàng bổ sung dưỡng chất cho da
Bí quyết để có làn da mịn màng, khoẻ mạnh từ bên trong bằng The Collagen ++ Extra Plus
Vì sao phụ nữ nên uống thực phẩm chức năng bổ sung collagen?